đề thi chứng chỉ khai báo hải quan

Đề thi chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan được Hải quan Academy sưu tập, biên soạn và hệ thống hóa dựa trên đề thi chính thức của Tổng cục Hải quan từ năm 2012 đến nay.

Chứng chỉ khai báo hải quan là tấm bằng danh giá được Nhà nước ghi nhận để bạn làm công việc khai báo hải quan tại các Đại lý khai thuê hải quan, Công ty Logistics hoặc Forwarder.

Nếu bạn là người có khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi thì phần đề thi dưới đây sẽ giúp bạn chinh phục kỳ thi cấp chứng chỉ khai báo hải quan của Tổng cục Hải quan.

Để truy cập FULL bộ đề thi, bạn hãy liên hệ với TS.Trần Quang Vũ theo thông tin sau nhé!

đề thi chứng chỉ khai báo hải quan

Đề thi nghiệp vụ ngoại thương
Đề thi pháp luật hải quan

Đề thi cấp chứng chỉ khai báo hải quan, môn nghiệp vụ ngoại thương

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Phần trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Phạm vi sử dụng của Incoterms là:

  1. Chủ yếu quy định trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình của xuất nhập khẩu.
  2. Quy định ai trả chi phí xuất khẩu
  3. Quy định ai trả phí nhập khẩu
  4. Quy định ai trả phí vận chuyển.

Câu hỏi 2: Những yếu tố cần tham khảo khi quyết định lựa chọn điều kiện Incoterms nào?

  1. Tình hình thị trường, khả năng làm thủ tục thông quan XNK
  2. Giá cả, khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm.
  3. Các quy định và hướng dẫn của nhà nước.
  4. Cả a, b và c

Câu hỏi 3: Theo điều kiện EXW (…) Incoterms 2020 thì ai sẽ là người làm thủ tục thông quan xuất khẩu?

  1. Người bán
  2. Người mua
  3. Người chuyên chở
  4. Ngân hàng

Câu hỏi 4: Theo điều kiện FCA (…) Incoterms 2020, nếu người mua yêu cầu giao hàng tại xưởng của người bán thì ai có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải?

  1. Người bán
  2. Người mua
  3. Người chuyên chở
  4. Ngân hàng

Câu 5: Theo điều kiện CPT (…) Incoterms 2020 thì ai sẽ là người làm thủ tục thông quan nhập khẩu?

  1. Người bán
  2. Người mua
  3. Người chuyên chở
  4. Ngân hàng

Câu hỏi 6: Theo điều kiện DDP (…) Incoterms 2020 thì ai sẽ là người làm thủ tục thông quan nhập khẩu?

  1. Người bán
  2. Người mua
  3. Người chuyên chở
  4. Ngân hàng

Câu hỏi 7: Theo điều kiện FAS (…) Incoterms 2020 thì ai sẽ là người làm thủ tục thông quan nhập khẩu?

  1. Người bán
  2. Người mua
  3. Người chuyên chở
  4. Ngân hàng

Câu hỏi 8: Theo Công ước Viên 1980, hợp đồng ngoại thương là:

  1. Hợp đồng ký kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
  2. Hợp đồng ký kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau
  3. Hợp đồng ký kết giữa các bên trong và ngoài khu chế xuất
  4. Hợp đồng ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.

Câu hỏi 9: Rủi ro trong thực hiện hợp đồng ngoại thương thường xảy ra:

  1. Không nhận được hàng theo hợp đồng (người bán không giao hàng theo hợp đồng).
  2. Đối tác không có năng lực thực hiện hợp đồng
  3. Đối tác không có đủ tư cách pháp nhân
  4. Cả 3 câu trên.

Câu hỏi 10: Trường hợp thanh toán thẳng bằng chuyển tiền (TT) chỉ nên áp dụng khi:

  1. Đối tác có quan hệ thường xuyên
  2. Đối tác có quan hệ tạm thời thông qua bên thứ 3
  3. Nhận hàng sau khi thanh toán
  4. Thanh toán biên mậu

Câu hỏi 11: Theo thông lệ quốc tế, chứng từ nào sau đây được coi là chứng từ vận tải:

  1. Hóa đơn lãnh sự
  2. Master Bill
  3. Thư chuyển tiền
  4. Cả 3 câu trên

Câu hỏi 12: Tên hàng trong hợp đồng ngoại thương thường được ghi kèm:

  1. Điều kiện giao hàng từng phần và chuyển tải
  2. Điều kiện thanh toán
  3. Điều kiện bảo hiểm
  4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa

Câu hỏi 13: Nhược điểm của phương pháp đàm phán kiểu cứng:

  1. Dù ký hợp đồng nhưng nếu đối tác không thực hiện được thì cũng vô nghĩa
  2. Nếu gặp phải đối tác cũng dùng kiểu cứng sẽ gây nên không khí căng thẳng và phá vỡ mối quan hệ
  3. Ký được những điều khoản bất lợi, khó thực hiện
  4. Câu a và b đúng.

Câu hỏi 14: Căn cứ vào thời điểm công bố, tỷ giá hối đoái gồm:

  1. Tỷ giá mở cửa
  2. Tỷ giá chính thức
  3. Tỷ giá đóng cửa
  4. Câu a và c đúng

Câu hỏi 15: Ưu điểm của phương thức ghi sổ

  1. Thủ tục giảm nhẹ, tiết kiệm chi phí thanh toán
  2. Nhà xuất khẩu tăng khả năng bán hàng, thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với bên mua
  3. Quyền định đoạt về hàng hóa và thanh toán do bên mua quyết định
  4. Cả 3 câu trên đúng

Phần lý thuyết:

Câu 1: Giành được quyền vận tải trong ngoại thương có lợi ích gì, giải pháp nào để giành được quyền vận tải?

Câu 2: Chọn điều kiện thương mại quốc tế thích hợp theo Incoterms 2020.

Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí (kể cả đóng thuế nhập khẩu) và gắn chịu mọi rủi ro để giao hàng tại kho của nhà nhập khẩu.

Tính giá cho trường hợp trên, biết:

  • Giá xuất xưởng: 200 USD
  • Chi phí bốc hàng tại xưởng: 2 USD
  • Chi phí vận chuyển trong nước XK/NK: 8 USD/10 USD
  • Chi phí vận chuyển ngoại thương: 30 USD
  • Phí bốc hàng/dỡ hàng tại cảng bốc, cảng dỡ: 3 USD/4 USD
  • Lệ phí thông quan XK/NK: 3 USD/5 USD
  • Thuế xuất khẩu: 0%; thuế nhập khẩu: 25 USD
  • Phí bảo hiểm: 2 USD

Đề thi cấp chứng chỉ khai báo hải quan, môn nghiệp vụ hải quan

Phần trắc nghiệm:

Câu hỏi 1: Trường hợp nào được miễn trừ khai báo hóa chất nhập khẩu:

  1. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng
  2. Hóa chất là tiền chất ma túy đã được cấp phép nhập khẩu
  3. Hóa chất nhập khẩu dưới 5 kg/một lần nhập khẩu
  4. Trường hợp a và b

Câu hỏi 2: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm hóa hộ trong trường hợp nào sau đây:

  1. Hàng hóa xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh
  2. Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh
  3. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất xuất khẩu
  4. Cả 3 trường hợp trên

Câu hỏi 3: Theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, hồ sơ doanh nghiệp phải nộp để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm giảm:

  1. Bản tự công bố sản phẩm
  2. 03 Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu của nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRS, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp.
  3. Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính) đối với sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn.
  4. Cả 03 phương án trên.

Câu hỏi 4: Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng nhập khẩu, các khoản điều chỉnh trừ phải thỏa mãn các điều kiện nào?

  1. Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá.
  2. Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
  3. Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam
  4. Cả 3 phương án trên

Câu hỏi 5: Địa điểm làm thủ tục hải quan của bưu gửi được gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định là:

  1. Chi cục Hải quan Bưu điện
  2. Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh
  3. Trụ sở chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế
  4. Cả 3 địa điểm nêu trên.

Câu hỏi 6: Công ty A nhập khẩu mặt hàng giấy in theo loại hình A12, sau khi hàng hóa được thông quan, công ty chuyển vào kinh doanh thương mại, không đưa vào sản xuất. Theo quy định, công ty phải:

  1. Khai thay đổi mục đích sử dụng
  2. Không phải thay đổi mục đích sử dụng
  3. Không được thay đổi mục đích sử dụng
  4. Công ty được lựa chọn khai hoặc không khai

Câu hỏi 7: Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Theo quy định hiện hành, cửa khẩu nhập đầu tiên đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không là:

  1. Cảng đích ghi trên hợp đồng
  2. Cảng biển hoặc cảng hàng không quốc tế
  3. Cảng dỡ hàng ghi trên vận tải đơn
  4. Câu a và c đúng

Câu hỏi 8: Chỉ tiêu nào sau đây không được khai bổ sung trên tờ khai nhập khẩu:

  1. Mã số HS
  2. Tên người xuất khẩu
  3. Tên phương tiện vận chuyển
  4. Mã hiệu phương thức vận chuyển

Câu hỏi 9: Công ty A làm thủ tục nhập khẩu 20 xe ôtô 4 chỗ, sau khi hoàn thành thủ tục hồ sơ có liên quan, công ty đề nghị đưa hàng hóa nhập khẩu về bảo quản tại kho B do Công ty A thuê, hồ sơ đưa hàng về bảo quản bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản
  2. Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
  3. Chứng từ chứng minh địa điểm bảo quản là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, ngăn cách với tường rào xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa.
  4. Cả 03 chứng từ trên.

Câu hỏi 10: Cơ quan hải quan nghi ngờ về việc khai báo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu của công ty A, cơ quan hải quan có quyền:

  1. Yêu cầu công ty A cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa để xác định đúng xuất xứ của hàng hóa.
  2. Yêu cầu công ty A cung cấp chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng xuất xứ của hàng hóa.
  3. Không được yêu cầu Công ty A cung cấp chứng từ liên quan đến hàng hóa.
  4. Đáp án a và b đúng.

Câu hỏi 11: Doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng gồm có mặt hàng A, mặt hàng B và mặt hàng C; trong đó, doanh nghiệp nhập khẩu xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu. Qua kiểm tra thực tế, hải quan xác định là mặt hàng B thuộc diện phải có giấy phép, doanh nghiệp phải:

  1. Khai sửa đổi, bổ sung
  2. Hủy tờ khai và đăng ký tờ khai mới
  3. Bổ sung giấy phép trước khi thông quan
  4. Đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản và nộp bổ sung giấy phép

Câu hỏi 12: Công ty có lô hàng thuộc một vận đơn, gồm 1000 m vải. Công ty muốn làm thủ tục 500 m theo loại hình nhập gia công, 500 m nhập sản xuất. Công ty phải:

  1. Thực hiện tách vận đơn để làm thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình
  2. Mở chung tờ khai cho toàn bộ lô hàng
  3. Có văn bản đề nghị làm thủ tục cho từng loại hình
  4. Công ty được lựa chọn khai gộp hoặc tách vận đơn

Câu hỏi 13: Trường hợp doanh nghiệp muốn được giải phóng hàng chờ kết quả phân tích phân loại, doanh nghiệp phải thực hiện:

  1. Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan
  2. Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế.
  3. Thực hiện khai bổ sung theo quy định.
  4. Thực hiện cả 3 nội dung trên.

Câu hỏi 14: Trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và chi phí vận tải quốc tế. Theo quy định hiện hành thì cửa khẩu xuất đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không là:

  1. Cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan.
  2. Cảng xếp hàng ghi trên hợp đồng
  3. Cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên vận tải đơn.
  4. Cả a, b và c.

Câu hỏi 15: Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch thì khoản chi phí nào dưới đây không phải là khoản điều chỉnh cộng?

  1. Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu phát sinh sau nhập khẩu.
  2. Chi phí bao bì và chi phí đóng gói liên quan đến hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
  3. Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới.
  4. Phí vận chuyển quốc tế từ nước xuất khẩu đến cảng nhập khẩu.

Phần lý thuyết và bài tập tình huống:

Câu 1:

Công ty A là công ty chuyên thực hiện gia công cho các đối tác nước ngoài. Ngày 01/02/2023, công ty mở tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ hợp đồng gia công theo loại hình “G31: Tạm nhập miễn thuế” – sẽ xuất khẩu trả lại phía đối tác nước ngoài sau khi hoàn thành hợp đồng gia công. Tờ khai hải quan đã được thông quan. Tuy nhiên, công ty chưa đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.

Ngày 03/02/2023, Công ty nhận được đề nghị từ phía Công ty đặt gia công bên nước ngoài muốn bán máy móc, thiết bị cho Công ty A và công ty A cũng có nhu cầu muốn mua máy móc, thiết bị này.

Như vậy, theo anh (chị), Công ty A có thể thực hiện khai sửa đổi, bổ sung loại hình nhập khẩu trên tờ khai hải quan từ “tạm nhập miễn thuế” sang loại hình khác hay không? Để thay đổi loại hình nhập khẩu trên tờ khai hải quan từ “tạm nhập miễn thuế” sang loại hình khác Công ty A phải làm gì?

Câu 2:

Công ty A nhập khẩu mặt hàng C từ Công ty B. Giữa A và B có thỏa thuận tại hợp đồng như sau: “Công ty B bán mặt hàng C cho Công ty A với giá 1000 USD nếu Công ty A đồng ý mua thêm số lượng là 100 mặt hàng D”. Công ty A không có tài liệu khách quan để xác định trị giá của mặt hàng. Như vậy, Công ty A có vi phạm điều kiện để được xác định trị giá giao dịch không? Vì sao?

Đề thi cấp chứng chỉ khai báo hải quan, môn pháp luật hải quan

Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Thời hạn phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là:

  1. Nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu
  2. 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu nhập
  3. Cả điểm a và b

Câu 2: Theo quy định của Luật Hải quan năm 2014, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan:

  1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký;
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan;
  3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu.

Câu 3: Theo quy định của Luật Hải quan 2014, đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan, người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp:

  1. Trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
  2. Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
  3. Cả 2 thời điểm trên, tùy trường hợp.

Câu 4: Cơ quan hải quan được kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vắng mặt người khai hải quan trong trường hợp nào sau đây:

  1. Quá thời hạn quy định mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;
  2. Theo đề nghị của hãng vận chuyển;
  3. Theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cảng.

Câu 5: Thời gian kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa không quá:

  1. 05 ngày làm việc;
  2. 07 ngày làm việc;
  3. 10 ngày làm việc.

Câu 6: Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng được thực hiện theo thời hạn nào sau đây:

  1. Theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác;
  2. Theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục hải quan nơi làm thủ tục;
  3. 180 ngày kể từ ngày tạm nhập hoặc tạm xuất;
  4. Các phương án trên đều sai.

Câu 7: Luật Hải quan năm 2014 quy định các trường hợp sau đây được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.

  1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên; hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp;
  2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.
  3. Cả 02 trường hợp trên.

Câu 8: Một trong các tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực hải quan là:

  1. Tang vật vi phạm có giá trị không quá 20% mức phạt tiền tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm;
  2. Tang vật vi phạm có giá trị không quá 50% mức phạt tiền tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm;
  3. Tang vật vi phạm có giá trị nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm;

Câu 9: Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì:

  1. Người nộp thuế không bị xử phạt, không phải nộp số tiền thuế chênh lệch;
  2. Người nộp thuế bị xử phạt, không phải nộp số tiền thuế chênh lệch;
  3. Người nộp thuế không bị xử phạt nhưng phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định.

Câu 10: Cá nhân, tổ chức thực hiện việc khai hải quan đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất có bị xử phạt không?

  1. Không bị xử phạt nếu khai sai mã số, thuế suất lần đầu;
  2. Bị xử phạt;
  3. Không bị xử phạt.

Câu 11: Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đề nghị được gia hạn thời gian tạm dừng thì thời gian gia hạn là:

  1. Không quá 10 ngày kể từ ngày quyết định gia hạn
  2. Không quá 15 ngày kể từ ngày nộp đơn đề nghị gia hạn
  3. Không quá 20 ngày kể từ ngày quyết định gia hạn
  4. Không quá 30 ngày kể từ ngày chủ thể quyền nộp đơn đề nghị gia hạn.

Câu 12: Đối tượng nào sau đây được khai hải quan

  1. Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu
  2. Đại lý làm thủ tục hải quan
  3. Chủ phương tiện, người điều khiển vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
  4. a, b và c

Câu 13: Hàng hóa có chung một vận tải đơn nhưng theo các loại hình khác nhau thì:

  1. Khai trên một tờ khai theo một mã loại hình có trị giá hàng hóa cao nhất để khai báo, các loại hình khác thể hiện tại ô ghi chú.
  2. Khai trên một tờ khai theo một mã loại hình có số thuế phải nộp lớn nhất để khai báo, các loại hình khác thể hiện tại ô ghi chú.
  3. Khai trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.

Câu 14: Các trường hợp vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan

  1. Hàng hóa vận chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác
  2. Hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam
  3. Hàng hóa chuyển cửa khẩu
  4. Câu b và c

Câu 15: Trường hợp nào được khai trên tờ khai hải quan giấy:

  1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới.
  2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  3. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ bảo hành khẩn cấp.
  4. Câu a và b.

Câu 16: Người khai hải quan có thể thực hiện khai hải quan điện tử vào thời gian nào sau đây:

  1. 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần trừ thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật.
  2. 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
  3. Vào giờ hành chính các ngày làm việc theo quy định của pháp luật

Câu 17: Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử sử dụng tài khoản đăng nhập và chữ ký số của đối tượng nào sau đây để thực hiện thủ tục hải quan điện tử:

  1. Đại lý làm thủ tục hải quan
  2. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  3. Cả a và b

Câu 18: Khi thực hiện thủ tục hải quan, số lượng dòng hàng tối đa khai báo được trên một tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử:

  1. 50 dòng
  2. 100 dòng
  3. Không giới hạn

Câu 19: Tiêu chí nào sau đây trên tờ khai hải quan điện tử không được phép khai bổ sung (nếu sai phải hủy tờ khai):

  1. Địa điểm xếp hàng/dỡ hàng
  2. Mã phân loại hàng hóa
  3. Trị giá tính thuế

Câu 20: Khi hệ thống khai hải quan của người khai gặp sự cố, người khai hải quan có thể thông báo với cơ quan Hải quan thông qua:

  1. Văn bản
  2. Thư điện tử (email) đã đăng ký với cơ quan hải quan
  3. Điện thoại đã đăng ký với cơ quan hải quan
  4. Cả a và b

Đề thi cấp chứng chỉ khai báo hải quan phần bài tập:

Câu 1:

Ngày 12/9/2022, Doanh nghiệp A đến làm thủ tục nhập khẩu, hàng hóa thuộc đối tượng nộp thuế trước khi thông quan. Hàng hóa không thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, không phải hàng rời, hàng lỏng.

Sau khi cơ quan hải quan hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa, xác định số thuế phải nộp, Doanh nghiệp A đã xuất trình Thư bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên, đối chiếu số tiền bảo lãnh trên Thư bảo lãnh với số tiền thuế phải nộp thì số tiền trên Thư bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp. Người nộp thuế cũng không nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh. Do đó, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng B nơi xử lý tờ khai đã không cho thông quan.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng B quyết định đúng hay sai? Tại sao? Trường hợp này phải xử lý thế nào?

Câu 2:

Ngày 17/8/2022, Công ty F nhập khẩu 2 chiếc xe ôtô tải tự đổ, khai báo là hàng mới 100%, xuất xứ Đức, tại Chi cục Hải quan A, thuộc Cục Hải quan B. Thực tế kiểm tra hàng đúng xuất xứ, cơ quan Hải quan cho đưa về bảo quản chờ kết luận giám định chất lượng của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Theo xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thì 02 chiếc xe trên đã bị đóng lại số khung, số may (sửa chữa số khung, số máy). Trị giá của hàng hóa vi phạm là 90.500.000 đồng.

Anh (chị) cho biết Công ty F đã có hành vi vi phạm gì? Mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm của Công ty F? Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm của Công ty F?

Câu 3:

Công ty D của Việt Nam ký kết hợp đồng mua mặt hàng điện thoại di động đã qua sử dụng từ Công ty N của Phần Lan để nghiên cứu khoa học. Theo hợp đồng, hàng hóa sẽ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam theo đường biển. Hàng hóa đã chính thức về đến Việt Nam ngày 20/11/2022.

Ngày 16/11/2022 Công ty đã thực hiện thủ tục đề nghị Bộ Thông tin truyền thông cấp phép nhập khẩu lô hàng trên và ngày 21/11/2022 Bộ Thông tin truyền thông có văn bản số 576/BTTTT đồng ý cho phép Công ty nhập khẩu lô hàng trên.

Biết hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu ban hành theo Thông tư 31/2015/TT-BTTTT với hướng dẫn khai báo mã văn bản pháp quy là LJ và mã phân loại giấy phép LJ02.

Lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng thường mại có tổng trị giá hóa đơn là 100.000 USD cho 106 dòng hàng, điều kiện giao hàng là CIF Hải Phòng. Theo hóa đơn thương mại 50 dòng hàng đầu tiên có tổng giá trị là 45.000 USD, 50 dòng hàng tiếp theo có giá trị 40.000 USD và 6 dòng hàng cuối cùng là 15.000 USD. Doanh nghiệp khai báo trên tờ khai theo đúng thứ tự của các dòng hàng theo hóa đơn thương mại.

Anh/chị hãy cho biết:

  1. Ngày 20/11/2022 Công ty D đăng ký tờ khai hải quan và được cấp số 100056893450. Tuy nhiên, công ty bị cơ quan hải quan xử lý vi phạm hành chính. Việc Công ty D bị xử phạt đúng hay sai? Tại sao?
  2. Công ty D có được tiếp tục nhập khẩu lô hàng nói trên không? Tại sao?
  3. Công ty D phải khai báo các tiêu chí sau đây trên tờ khai thế nào?

Trên đây là tổng hợp đề thi chứng chỉ khai báo hải quan của Hải quan Academy. Để tiếp cận thêm nhiều đề thi khác, vui lòng liên hệ với Trung tâm theo thông tin sau:

đề thi chứng chỉ khai báo hải quan

Nếu bạn thấy mình không có nhiều thời gian để tự học, bạn có thể tham khảo Lớp ôn thi cấp chứng chỉ khai báo hải quan của Hải quan Academy theo đường link sau nhé! https://chungchihaiquan.com/